Chi tiết bài viết
Những cách thử thai kỳ lạ của phụ nữ thời xa xưa
Dùng lúa mì và lúa mạch
Đây được xem là cách thử thai ra đời sớm nhất. Cuốn sách y học Kahun Papyrus từ thời Ai Cập cổ đại, năm 1350 trước Công nguyên viết rằng phụ nữ thời đó muốn biết mình có bầu hay không sẽ lấy một số hạt lúa mì và lúa mạch ngâm trong nước tiểu của mình vài ngày. "Nếu hạt lúa mạch nảy mầm, người phụ nữ đó mang thai bé trai. Nếu lúa mì nảy mầm thì thai nhi là bé gái. Nếu không hạt lúa nào nảy mầm thì chứng tỏ người phụ nữ đó không mang thai".
Nghe có vẻ vô lý nhưng nghiên cứu của viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ vào năm 1963 đã chứng minh phương pháp này cho kết quả chính xác tới 70%. Nước tiểu của người phụ nữ mang thai đã kích thích hạt lúa nảy mầm trong khi nước tiểu của đàn ông và phụ nữ không mang thai thì không làm được như vậy. Người ta cho rằng chính hormone oestrogen tăng cao là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
Thử thai bằng củ hành
Trong khi người Ai Cập cổ đại thử thai bằng cách dùng lúa mì và lúa mạch thì người Hy Lạp lại dùng củ hành. Những phụ nữ Hy Lạp cổ đại sẽ nhét một củ hành hoặc một loại củ có mùi hăng vào âm đạo và để qua đêm. Sáng hôm sau nếu hơi thở của người phụ nữ có mùi hành thì điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy không mang thai (Người Hy Lạp cho rằng nếu không mang thai thì tử cung sẽ mở do đó mùi hành có thể thông lên đến miệng).
Nếu người phụ nữ mang thai thì tử cung sẽ đóng lại do đó hơi thở của cô ấy sẽ không có mùi. Phương pháp thử thai này đã được ghi trong tài liệu của Hippocrates (năm 460 – 370 trước Công nguyên), người được xem là cha đẻ của nền y học phương Tây, và một số tài liệu cổ được viết trên giấy cói (papyrus) của người Hy Lạp.
Nhìn màu sắc nước tiểu

Dựa vào màu sắc âm đạo


