Chi tiết bài viết

Vôi Lân Địa Long cứu thanh long. Bài trên Báo Nông Nghiệp

http://m.nongnghiep.vn/voi-lan-dia-long-cuu-thanh-long-post147780.html

Tháng 6 vừa qua, theo khảo sát của Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận trên địa bàn tỉnh đã phát hiện hơn 50 ha thanh long bị thối rễ, teo tóp cành hoặc khô cả cành. 


Vườn thanh long bị bệnh ở Bình Thuận chưa được xử lý Vôi Lân Địa Long

Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Hàm Thuận Bắc 48ha, thị xã LaGi 2ha. Diện tích bị nhiễm nặng chiếm 1,5ha còn lại nhiễm nhẹ và trung bình. Đã có nhiều cơ quan làm nhiệm vụ khảo sát và tiến hành xử lí bệnh hại tại đây.

Viện Công nghệ sinh học miền Nam đóng tại 75 Lữ gia, phường Yên Thế, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai  đã tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân ban đầu gây ra hiện tượng dịch bệnh này.

Theo Viện Công nghệ sinh học miền Nam, nguyên nhân gây bệnh do cây thanh long vào thời kỳ khô hạn, cây bị rối loạn dinh dưỡng, kết hợp với các nấm xấm nhiễm dưới rễ như phytopthora, fusarium…gây ra hiện tượng trên.

Qua quá trình phân tích chất đất, độ pH cũng như quá trình canh tác của nông dân, Viện đã kết hợp với Cty TNHH MTV Phân bón Địa Long tiến hành xử lý và đưa ra một quy trình nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng bệnh trên của cây thanh long.

Chủ vườn Lương Thanh Hoàng ngụ thôn 3 xã Hàm Liêm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận có 350 trụ bị các biểu hiện như trên nhưng ở mức độ rất nặng.

Cành thanh long dần chuyển sang khô hoàn toàn, một số đang ở tình trạng teo tóp nặng, rễ xơ và thối từ trong ra tới đầu chóp rễ.Qua đánh giá, Viện tiến hành xử lí gốc bằng cách dùng Vôi Lân Địa Long 2kg/gốc để kích thích cây tạo rễ, đồng thời tiến hành phun chế phẩm từ 2kg Vôi Lân Địa Long ngâm trong 10 lít nước, sau 12 tiếng chắt lấy phần nước trong rồi đập 1 một quả trứng gà và 300ml sữa tươi quậy cho đều rồi phun kỹ lên hai mặt thân nhằm cung cấp các axit amin qua sự trao đổi của khi khổng.

Bên cạnh đó, đối với những trụ thanh long mật độ bệnh nghiêm trọng, Viện còn tiến hành xử lí đắp gốc để tạo thêm rễ địa sinh từ những rễ khí sinh tiếp giáp giữa mặt đất và thân.

Qua 3 ngày đầu tiến hành xử lý, các trụ thanh long đã dừng hiện tượng héo thân, rễ trắng bắt đầu xuất hiện và thực hiện nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng. Qua 7 ngày, số cây thanh long mà Viện tiến hành làm mô hình đã được phục hồi gần 90% so với ban đầu.


Qua 7 ngày, số cây thanh long mà Viện Công nghệ sinh học miền Nam tiến hành làm mô hình đã được phục hồi gần 90% so với ban đầu

Ngoài ra, cùng với mô hình của anh Lương Văn Hoàng, Viện đã tiến hành xử lý cho một số chủ vườn khác cũng gặp hiện tượng bệnh như trên ở cây thanh long như chủ hộ Lê Quang Cường ở xã Hàm Liêm, Nguyên Văn Tâm ở xã Hàm Bắc và đã đẹm lại hiệu quả phục hồi rất cao.

Chi cục BVTV tỉnh nhận xét, Viện Công nghệ sinh học miền Nam cùng Cty Phân bón Địa Long tiến hành mô hình thử nghiệm tại đây đã mở ra một hướng mới trong việc khắc phục và phòng ngừa những bệnh dịch có thể xuất hiện trên cây trồng chủ lực của vùng. Thiết nghĩ cần hơn những mô hình mới, những quy trình mới để nền nông nghiệp Việt Nam có thể đi qua những khó khăn, vất vả hiện tại. Điểm sáng kết hợp của Viện Công nghệ sinh học miền Nam và Phân bón Địa Long cần được nhân rộng và áp dụng nhiều hơn vào thực tế, đánh giá đúng hơn là tình thần tránh nhiệm của một đơn vị khoa học và chất lượng đảm bảo của một sản phẩm.

Khi chúng tôi tìm đến gặp ông Dương Hùng Đỗ - Chủ Tịch Viện Công Nghệ Sinh Học Miền Nam để tìm hiểu về sự diệu kỳ của Phân Bón Địa Long, ông Đỗ tươi cười nói: “Triệu chứng bệnh trên cây thanh long là do bà con đã và đang lạm dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV, làm thoái hóa đất, làm mất tính chất vật lý của đất và bà con khai thác cạn kiệt dinh dưỡng mà không trả lại cho đất. Bệnh này còn lan rộng nhiều hơn nếu không trả lại cho đất những gì mà cây đã lấy đi”.

Tôi hỏi ông về chế phẩm Địa Long có khác biệt gì? Ông cho biết: “Địa Long được tổng hợp các khoáng chất mà cây có nhu cầu, nó cân bằng độ p.H, xử lý các vật liệu sinh phèn, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc đạm. Bà con nông dân phải trả lại hết những gì mà cây lấy đi của đất, cũng như bị rửa trôi và bay hơi thì mới có vườn thanh long bền vững cho năng suất và chất lượng được”.

KIM NGÂN

Tin tức khác