Chi tiết bài viết

Vôi Lân Địa Long chinh phục đất phèn

 

 

Cánh đồng lúa chọn làm điểm trình diễn bón Vôi Lân Địa Long vụ ĐX nhiễm phèn nặng. Trước đây vùng đất này trồng khoai mì nhưng cũng không được. Hộ ông Lê Minh Liêu (Tư Liêu) ở ấp Giồng Cát, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn được chọn trình diễn bón Vôi Lân Địa Long trên diện tích 20 ha lúa. Kết quả thu hoạch khá bất ngờ, lúa đạt năng suất 6,5 tấn/ha. Đây là kết quả đột phá cho vùng đất phèn nặng mới chuyển sang trồng lúa.

Ông Tư Liêu vui mừng nói: Nào giờ vùng đất này nhiều người đến làm lúa nhưng đành phải bỏ của chạy lấy người vì không chịu nổi phèn. Nhiều người có vốn thì chuyển sang trồng tràm. Vụ lúa ĐX năm nay được Phòng NN-PTNT Tri Tôn chọn làm điểm trình diễn bón Vôi Lân Địa Long của Cty CP KTKS và XDMN. Thú thật trong lòng tôi rất hồi hộp không biết có thu lại được vốn không. Tôi đầu tư trên 10 triệu đồng để cải tạo 20 ha đất, sau đó bơm nước vào ruộng kết hợp bón lót Vôi Lân Địa Long 250 kg/ha để hạ phèn. Sau đó tôi đem lúa giống ra sạ. Kết quả thật bất ngờ lúa ít bị chết cây hơn do đất không bị xì phèn. Lúa vừa thu hoạch đạt năng suất trên 6,5 tấn/ha. So với các vùng đất khác thì có thấp hơn, nhưng ở vùng đất phèn này là cao nhất từ trước tới nay. Ở ruộng đối chứng cây phát triển rất èo ợt, năng suất chỉ đạt từ 4-4,5 tấn/ha.

Ông Lý Văn Chín, Phó phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, An Giang đánh giá cao mô hình này. Ông Chín nói: Lần đầu Tri Tôn triển khai mô hình trình diễn bón Vôi Lân Địa Long trên diện tích hơn 20 ha lúa trong vụ ĐX. Qua theo dõi ngay từ lúc mới xuống giống chúng tôi thấy lúa ít bị chết cây hơn so với ruộng đối chứng. Bón Vôi Lân Địa Long chi phí rẻ hơn so với bón các loại phân lân hiện nay bán trên thị trường. Vôi Lân Địa Long rất phù hợp với vùng đất phèn ở Tứ giác Long Xuyên. Vụ lúa HT tới đây huyện tiếp tục khuyến cáo nông dân bón Vôi Lân Địa Long trước khi xuống giống. Có thể thu hoạch lúa ĐX xong bà con bón luôn Vôi Lân Địa Long. Sau đó để khoảng 20 ngày cày ải đất và xuống giống lúa HT thì càng tốt.

KS Dương Hùng Đỗ, TGĐ Cty CP KTKS và XDMN cho biết: Vôi Lân Địa Long là hỗn hợp của nhiều khoáng chất được khai thác từ mỏ đá vôi tự nhiên. Vôi Lân Địa Long khi bón xuống đất từ phân vô cơ chuyển thành hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, ổn định tính chất vật lý của đất, tăng cường độ tơi xốp, giúp cây có bộ rễ phát triển tốt để hút dinh dưỡng nuôi cây. Đối với đất phèn, mặn sau khi được bón Vôi Lân Địa Long, các chất tạo phèn (nhôm, sắt…) sẽ bị kết tủa, Natri bị đẩy ra khỏi keo đất và bị rửa trôi, nhờ đó giúp đất giảm được độ chua và mặn.

Theo kết quả phân tích mẫu của Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm (Sở KH-CN TP.HCM), Vôi Lân Địa Long chứa đến 27,4% CaCO3, Ca5(PO4)3OH và rất nhiều chất khác có ích cho việc cải tạo đất, giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Ngoài ra, còn có rất nhiều vi sinh vật cố định đạm, phân giải Cellulose, phân giải lân khó tan. Qua đó, sẽ bổ sung cho đất các chất đa lượng và vi lượng.

Ngoài sử dụng Vôi Lân Địa Long cho cây lúa qua hai vụ, anh Nguyễn Văn Đực, ở xã Thạnh Bình, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) còn bón Vôi Lân Địa Long để trồng ớt. Kết quả, năng suất ớt đạt rất cao. Anh Đực trồng 1 công ớt lãi 40 triệu đồng/vụ. Qua thời gian sử dụng Vôi Lân Địa Long nhiều nông dân tâm đắc. Tuy nhiên, bà con kiến nghị nhà sản xuất nên vo viên thành hạt cho dễ sử dụng.

 

LÊ HOÀNG VŨ 
Theo nongnghiep

Tin tức khác