Chi tiết bài viết

Phytopthora không phát triển ở môi trường trung tính.

http://nongnghiep.vn/phong-benh-chet-nhanh-cay-tieu-post161709.html

Từ trước đến nay bà con vốn ám ảnh với bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu nhưng không có biện pháp điều trị, đành đứng nhìn cái vườn mà bao công lao và mơ ước cứ từ từ ra đi, dù rằng bà con đã đổ các loại thuốc  BVTV xuống gốc mà cứ gọi là Phytopthora, nó không chịu chết mà cứ lan rộng ra cả vườn. Viện công nghệ sinh học miền Nam tiến hành khảo sát lấy mẫu nước và đất về nghiên cứu sau thời gian đã có kết quả. Ông Dương Hùng Đỗ - Chủ tịch Viện cho biết “ Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu nguyên nhân không do Phytopthora mà là chủ vườn đã bón quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV làm mất tính chất vật lý của đất”. Vi sinh vật đất chết hết, tạo ra một vùng ém khí chua axit, điều kiện này là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm độc phát triển mạnh vì lúc này pH chỉ còn 3- 4 mà giao động rất lớn, cứ 1 đơn vị pH tụt xuống thì Fe(sắt), Al(nhôm) tăng lên 1000 lần làm đất càng chua, khi nấm độc phát triển mạnh thì sản sinh ra axit lần 2, toàn bộ rễ cây tiêu bị cháy hết lông hút, đẫn đến cây hồ tiêu không hút được nước nên héo rũ từ trên xuống rồi dẫn đến chết nhanh.

Một số nguyên nhân thường gặp trước khi bệnh chết nhanh xuất hiện:

Bệnh chết nhanh có dấu hiệu trên cây hồ tiêu thì cứ cây nào to nhất tốt nhất trong vườn sẽ chết trước vì bộ lá lớn hơn bộ rễ 30 lần.  Bà con ra vườn thăm từ khoảng 11h đến 14h, nhìn lên ngọn cây hồ tiêu thấy biểu hiện lá hơi bị rũ xuống. Đây là hiện tượng ngủ ngày sáng mai sẽ tươi tỉnh lại đó là đấu hiệu chết nhanh, khoảng từ 3 đến 7 ngày cây sẽ chết. Lúc này cây hồ tiêu thiếu nước do rễ cháy hết không hút được nước để trao đổi với lá, bà con dùng bình 16 lít phun nước sạch,nước phải có pH từ 6 – 8 nếu pH thấp quá cây sẽ héo thêm, khi bà con phun cây sẽ tươi tỉnh lại ngay nhưng vấn đề chính là bộ rễ, cây mà bộ rễ quá ít, lá nhiều thì rễ không hút nước đủ để cung cấp nuôi lá, lá sẽ héo rũ vì thiếu nước.

Cách phòng ngừa Tiêu chết nhanh:

  1. Bà con vặt bớt lá đi và thường xuyên phun nước cho cây khi nào bộ rễ ra đủ mới ngưng.
  2. Dùng Phân Bón Địa Long 2kg trộn đều với 5kg đất sạch, nhào như hồ xây đắp vào gốc từ mặt đất lên khoảng 20cm, giữ độ ẩm thường xuyên sau 15 ngày cây sẽ cho ra bộ rễ mới. Phần trên lá thường xuyên phun nước và lấy 2kg Địa long ngâm với 10 lít nước 12 tiếng, sau đó chắt lấy nước trong, đập 1 quả trứng gà và 1 bịt sữa tươi phun dinh dưỡng này lên cây, 7 ngày phun 1 lần, nước sạch thì phun hàng ngày. Phytophthora không phát triển ở môi trường trung tính cho nên bà con không nên dùng thuốc BVTV đổ xuống gốc mà phải đưa đất về môi trường trung tính, Phân bón Địa Long làm được điều này.

Bởi cứ một gram đất phì có hàng trăm triệu tế bào Vi sinh vật thậm chí lên đến hàng tỷ, cây cần lấy của đất không dưới 40 nguyên tố hóa học đất đều phải nhờ vào vi sinh vật đất khoáng hóa nên bà con phải bảo vệ môi trường sinh thái đất. Hiện nay Viện công nghệ sinh học Miền Nam liên kết cùng Công ty Phân bón Địa Long đưa ra các loại phân bón cải tạo đất phòng ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm và tiêu điên bởi phân bón Địa long cân bằng được pH đất. Nếu pH 3-4 thì nó sẽ nâng lên trên 6, pH 8-9 thì nó kéo xuống 7, lúc này là đất trung tính bà con bón phân cây hấp thụ được và phát huy tác dụng của phân bón, còn nếu pH dưới 4 mà bà bón phân thì sẽ mất phân 80% vì cây không hút được dinh dưỡng, nếu pH dưới 5 sẽ mất phân 60% , pH  từ 5 – 5.5  sẽ mất phân 30%, pH từ 6-7 cây ăn phân không hết thì được cất trong keo đất làm đất tốt dần lên. Phân bón Địa Long được xem là nguyên tố có tác dụng giải độc cho cây, giải độc cho đất, ngăn chặn sự hút thừa các Ion độc tố đối với cây, giúp cây đồng hóa Nitrat, ổn định màng tế bào, cân bằng pH. Phân bón Địa Long giúp cây trồng vượt khó khi mùa đông giá rét, hay hạn hán.... khi quá trình chuyển hóa đạm diễn ra chậm chạp, tăng trưởng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng...Cải tạo đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn, giải độc hữu cơ, giải độc đạm và giải độc hóa chất trả lại một môi trường sinh thái tốt và bền vững.

 

DƯƠNG ĐỖ

Tin tức khác