Chi tiết bài viết

PHÂN BÓN ĐỊA LONG ĐỐI VỚI CÂY ĂN TRÁI

Cây ăn trái

        Từ xa xưa loài người đã coi trái cây là món ăn không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho chúng ta trái thơm, quả ngọt. Ông cha chúng ta đã lựa chọn, cấy ghép để đến hôm nay chúng ta đang được thừa hưởng muôn vạn loài trái cây thật phong phú.

Song, cho tới nay cũng có nhiều loại trái cây đã bị pha tạp, biến chất. Hiện nay nhiều nơi sử dụng lạm phát phân bón hoá học thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật quá mức và bón không đủ khoáng chất nên đời sống cây trồng đang bị thoái hoá , không còn chất lượng thơm ngon như xưa.

Nay Công Ty Cổ Phần Khai Thác Khoáng Sản Và Xây Dựng Miền Nam  đã sản xuất ra chế phẩm Phân Bón Địa Long giúp cây vượt khó, bổ sung các vi lượng cho cây.

Tạo điều kiện chất lượng thơm ngon như xưa bởi Cam, quýt, mít, mận, ổi…là các loại cây đòi hỏi dinh dưỡng rất nhiều. Khi bón đủ chất cây sẽ có sức đề kháng sâu bệnh cao và đậu trái nhiều, cho chất lượng sản phẩm tốt.

Vì Phân Địa Long phân chia tế bào tạo thành chất béo, cho nên lượng đường trong củ quả rất cao. Để đất khỏi bị kiệt quệ,cần phải bón đủ các chất khoáng như: MgO, K2, CaCO3, P2O5, NO3, NH4, K2SO4, chất hữu cơ, tro núi lửa…Phải trả lại đất tất cả các yếu tố phân bón mà cây đã lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, cũng như các yếu tố bị mất đi qua quá trình rửa trôi và bay hơi.

* Các yếu tố hình thành đất: Đất là gì ?

Sinh vật luôn là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất. Vai trò của vi sinh vật(VSV). Ta có thể nói trong một gam đất có tới hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ tế bào VSV. Trong đất VSV có khả năng sinh sản rất lớn và luôn tham gia vào  hầu hết các quá trình chuyển hoá phức tạp trong đất. Khoáng hoá hợp chất hữu cơ tổng hợp, đây là chức năng quan trọng nhất của VSV. Trong mỗi loại đất có một tỷ lệ rất lớn chất hữu cơ do rơm rạ, cỏ rác, than bùn nhờ VSV qua quá trình chuyển hoá từ hữu cơ sang vô cơ để tạo thành cơ thể của chúng. Mùn và xác VSV là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng rất tốt và dễ dàng để lại cho thế hệ sau khoáng hoá. Đất bị phèn cao, bị mặn, bị ngộ độc thì VSV không tồn tại.

Từ các yếu tố trên Công Ty CP Khai Thác Khoáng Sản Và XD Miền Nam đã nghiên cứu từ các sản phẩm khoáng mỏ,chế tạo thành một hỗn hợp sản xuất trên công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Là một tổng hợp khoáng chất được chuyển hoá ra các thành phần siêu mịn hoà tan trong nước như: CaCO3, MgO, NO3, NH4, SiO2, P2O5, CaSO4, chất hữu cơ…và nhiều thành phần khác. Đây là chế phẩm rất thân thiện với môi trường và luôn có trong thành phần khoáng của cây. Nhất là các cây ăn trái rất cần các khoáng chất để bổ sung các vi lượng cho trái.

Nói chung đời sống cây trồng luôn cần chế phẩm vôi lân Địa Long: (Địa Long đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào tạo thành chất béo, thúc đẩy tạo ra rễ đặc biệt là rễ bền và lông hút. Xúc tiến việc ra hoa, hình thành hệ thống quả, quyết định phẩm chất hạt giống, chất lượng sản phẩm.).         Địa Long: Là khoáng chất luôn có trong thành phần khoáng của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh lý và phát triển của cây.

Về mặt giải phẩu Địa Long sẽ làm ổn định màng tế bào. Về mặt sinh lý được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây. Ngăn chặn sự hút thừa các ion độc tố đối với cây, giúp cây đồng hoá nitrat. Cây đã được quá trình trao đổi chất cây sẽ phát triển mạnh và bền vững, tăng tuổi thọ cho cây.

Tác dụng quan trọng của việc bón phân Địa Long: Về mặt cải tạo đất Địa Long bổ sung các khoáng chất cho đất, tạo ra tính chất vật lý của đất khiến cho đất có kết cấu bền vững, chế độ nước và không khí được điều hoà. Nhờ đó mà toàn bộ các đặc tính vật lý của đất,chế độ nhiệt, ẩm, độ tơi xốp được cải thiện.

-Cải tạo đất chua.

-Cải tạo đất nhiều phèn.

-Cảitạo đất nhiễm mặn.

-Cải tạo ngộ độc đạm.

-Cải tạo ngộ độc hữu cơ.

Khi bón Địa Long sẽ cho ta một lớp tảo. Tảo này là tảo để làm sạch môi trường nước và làm thức ăn cho tôm, cá và vi sinh vật phù du.

Khi bà con làm đất để trồng mới nên làm đất và trộn Địa Long (bón lót) trước 10 ngày là tốt nhất. Nếu không bón kịp thì bón sau cũng được,. Không gây ảnh hưởng gì đến cây trồng.

Còn bón giữ trái và đậu hoa nhiều thì bón vào thời kỳ trước khi ra hoa 20 ngày. Bón dưỡng cây vào thời điểm thu hoạch xong.Cứ giải xung quanh gốc cây rồi tưới nước là được.

Tuỳ từng loại cây, bón cho đất khoảng 1.5 kg mỗi cây đối với cây mới trồng. Lần sau bón 01kg.

Cây sắp ra trái bón lần đầu 1.8kg đến 2.2kg. Lần hai bón 0.5kg mỗi hốc cây. Còn tuỳ vào đất xấu, tốt.

Cây sâu bệnh bón từ 02 đến 2.5kg.

- Mía bón khoảng 500kg/hecta.

- Lúa bón khoảng 250kg/hecta.

- Khoai lang, khoai mỳ khoảng 300kg /hecta.

- Rau ăn lá 300kg/hecta.

- Rau ăn củ 250kg/ hecta.

- Rau ruộng nước 200kg / hecta.

- Rau muống khô 250kg /hecta.

Có thể bón kết hợp phân chuồng càng tốt. Địa Long là loại phân cải tạo đất cho nên không ảnh hưởng cho môi trường và tăng độ phì nhiêu cho đất. Bón một năm ăn nhiều năm.

Tham khảo thêm xin gặp:

Ông Dương Hùng Đỗ . Điện thoại: 0905.038.909 sẽ tư vấn tận tình.

Xin chân thành cảm ơn!

Tin tức khác