Chi tiết bài viết

Những khám phá thú vị về tượng nữ thần tự do

Kiến trúc sư Bartholdi đã lên ý tưởng về bức tượng, xuất phát từ lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp Édouard René de Laboulaye rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Mỹ cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp nên công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng.

Kiến trúc sư Bartholdi đã lên ý tưởng về bức tượng, xuất phát từ lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp Édouard René de Laboulaye rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Mỹ cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp nên công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng.

Phải mất gần chín năm, bức tượng mới được hoàn thành và sau đó đã được gửi đến Hoa Kỳ trong 214 thùng năm 1884. Trước khi bức tượng được chuyển đến, Bartholdi đã đích thân sang Hoa Kỳ để bàn bạc về vị trí đặt tượng với tổng thống Ulysses Grant

Tháng 4–1886, phần bệ tượng được hoàn thành và đến tháng 10 cùng năm thì tượng Nữ thần Tự do đã có mặt trên đảo Bedloe, một hòn đảo nhỏ ở cảng New York. Ngày nay, hòn đảo này được gọi là đảo Tự Do.

Ngọn đuốc của bức tượng đóng vai trò như một ngọn hải đăng từ 1886–1902. Một nhà máy phát điện trên đảo cung cấp năng lượng cho ngọn đuốc. Người ta có thể nhìn thấy ngọn đuốc từ cách đó 24 dặm. Đây được xem là ngọn hải đăng đầu tiên ở Mỹ vận hành bằng điện.

Ngày 30–7–1916, người Đức làm nổ kho vũ khí Black Tom ở cảng New York nhằm ngăn Mỹ cung cấp vũ khí cho Anh trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Những mảnh vỡ từ vụ nổ đã làm hư hại ngọn đuốc. Đường lên ngọn đuốc bị đóng cửa kể từ đó.

Năm 1984, ngọn đuốc nguyên bản được thay thế bằng một ngọn đuốc dát vàng 24K mỏng và được thắp sáng bằng đèn pha vào ban đêm. Ngọn đuốc cũ hiện được trưng bày trong khu tưởng niệm dưới chân tượng.

Cũng vào năm này,UNESCO công nhận tượng Nữ thần Tự do là Di sản thế giới và một cuộc đại trùng tu được bắt đầu. Tháng 5–1986, bức tượng vừa trùng tu được mở cửa trở lại để đón khách tham quan trong Tuần lễ Tự do để kỷ niệm bức tượng tròn 100 năm tuổi.

Sau thảm họa ngày 11–9–2001, tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa. Đến ngày 3–8–2004, mọi hoạt động tham quan mới trở lại bình thường.

 

Tin tức khác