Chi tiết bài viết

Làm sao để bé sơ sinh có thói quen ăn uống khỏe mạnh

Biết dấu hiệu khi nào bé cảm thấy no

Một khi bé cảm thấy no, bé sẽ nhắm dần mắt lại, đẩy núm vú mẹ ra khỏi miệng hay có những biểu hiện tương tự. Nếu bé đang bú dở bình sữa và có những biểu hiện này, các mẹ không nên ép bé uống tiếp. Tuy nhiên nếu bé có những biểu hiện chán ăn từ 2 tới 3 bữa liên tiếp, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ xem liệu bé có gặp phải vấn đề gì không.

 

Tránh những thói quen không tốt

Đối với trẻ sơ sinh, các cha mẹ sẽ cần phải cho bé ăn thường xuyên và theo nhu cầu của bé. Nhưng đối với những bé lớn hơn một chút và hay quấy nhiễu đặc biệt là sau khi bú mẹ thì đừng nghĩ cho bé ăn thêm để dỗ dành bé là một biện pháp tốt. Hãy thử cho bé ngậm núm vú giá, giúp bé thư giãn bằng cách bế, đu đưa và hát. Ngoài ra, trước bữa ăn, các cha mẹ cần lưu ý tránh cho bé chơi quá mệt hay bật TV hay đặt quá nhiều đồ chơi cạnh bé, bé sẽ bị mất tập trung, gây ảnh hưởng tới bữa ăn.

Cho bé ăn dặm phù hợp

Trong năm đầu đời, nguồn calo và dinh dưỡng chính của bé thường từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Dù trẻ thường được bắt đầu cho ăn dặm sau 6 tháng, mục đích chính của việc cho ăn dặm này nên tập trung vào việc tập cho trẻ làm quen với các món ăn, tránh việc nhiều cha mẹ cố nhồi nhét cho bé thật nhiều ‘dưỡng chất’ ở giai đoạn này. Hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn toàn, do đó chỉ nên cho bé ăn ở mức độ vừa phải. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm nhưng cũng đừng cho bé ăn dặm quá muộn, nếu đợi đến khi bé khoảng 8 tới 9 tháng tuổi mới ăn dặm, bé có thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển cơ thể.

Lưu ý cân nặng của bé

Trẻ sơ sinh thường tăng gấp đôi trọng lượng sau khoảng 4 tháng, và gấp ba lần sau năm đầu tiên. Hãy lưu ý cân nặng của bé và nếu bé có biểu hiện cân nặng khác thường, hãy tới gặp các bác sĩ nhi khoa ngay lập tức để có biện pháp khắc phục.

 

Tin tức khác