Chi tiết bài viết

Dùng xi măng làm phân bón: Chưa tìm thấy vi sinh vật phân giải bê tông...

Ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề nông dân ĐBSCL dùng xi măng làm phân bón....

Thưa ông, gần đây một số hộ nông dân ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã dùng xi măng để bón cho lúa. Thực tế năng suất có trúng hơn nên nhiều người đã làm theo. Xin ông cho biết việc bón xi măng có lợi hay hại cho đất và cây trồng?
Tôi có thể giải thích như thế này: Sản xuất clinker bao gồm đá vôi 76%, sét 10%, than 9%, quặng sắt 3%, cát 2%. Tất cả hỗn hợp này được nghiền mịn và đưa vào lò nung lên trên 1.200oC trở thành clinker. Còn sản xuất xi măng gồm clinker 76%, phụ gia ≥ 20% puzolan, thạch cao 3%. Tùy thuộc vào chất lượng clinke mà ta đưa phụ gia vào sản xuất có thể là đá vôi (CaCo3) lên đến 20%. Như vậy, khi bà con bón xi măng xuống ruộng phèn, trong xi măng tạm thời có một số khoáng chất mà cây có nhu cầu và nó làm hạ phèn, nâng pH cho đất và nước, cây phát triển tốt là đúng. Vì trong clinker lò quay thì có khoảng 1,5% vôi tự do, trong lò đứng có khoảng 3,5% vôi tự do.
Chất clinker nó có tác dụng gì đối với cây trồng?
Thực tế sản xuất xi măng, vôi tự do cao hơn nhiều trong clinker và thạch cao, CaSo4 3%, trong Pozzolan cũng có CaCo3, hoặc bằng bột đá vôi thì xi măng có rất nhiều vôi. Do vậy, trong xi măng có tới gần 10% canxi, trong thạch cao có thêm lưu huỳnh, trong puzolan thì có rất nhiều khoáng đa trung vi lượng. Các bác nông dân bón xuống ruộng quá nhiều phân hóa học, thuốc BVTV, thuốc diệt cỏ làm đất thiếu các khoáng chất, khi bón xi măng xuống ruộng đương nhiên cây tốt là đúng. Nhưng nếu bà con bón số lượng nhiều và nhiều vụ sẽ làm chai cứng đất, làm mất tính chất vật lý của đất. Vì trong xi măng cây lấy được chỉ vài %, còn lại 90% xi măng nhân tạo + xi măng thiên nhiên trong đất và trong puzolan không thể cải tạo được đồng ruộng, vì chưa tìm thấy vi sinh vật nào phân giải bê tông.
Xi măng rẻ hơn phân bón, công thức rải xi măng cho lúa được một vài hộ nông dân đưa ra rất cụ thể như sau: Lúa sau khi sạ xong, bốn ngày rải 5kg urê/công, khoảng 12 ngày trộn thêm 10kg xi măng với 10kg urê, đợt 2 khoảng 25 ngày tiếp tục như vậy và đợt 3 trộn thêm 5kg kali thì thấy lá tốt, không sâu bệnh, giảm đáng kể chi phí. Với công thức như vậy, ông thấy như thế nào, ông khuyến cáo gì? 
Chúng tôi khuyến cáo bà con không nên sử dụng xi măng làm phân bón. Bởi vì nó chỉ có lợi trước mắt một vài vụ, sau sẽ không có biện pháp cải tạo được khi lớp đáy ruộng đã trở thành bê tông.
Được biết, Viện Công nghệ sinh học miền Nam là cha đẻ của sản phẩm phân bón Vôi Lân Địa Long đang được bà con nông dân tin dùng, đặc biệt là người trồng tiêu, cà phê, thanh long và cây ăn trái. Ông có thể cho biết đôi nét về sản phẩm này?
Hiện Cty CP Khai thác khoáng sản & xây dựng miền Nam đã có 3 dòng sản phẩm: Vôi Lân Địa Long, Lân Canxi Địa Long và phân bón Địa Long. 3 sản phẩm này đều kết tủa muối phèn và cân bằng pH, bổ sung đa trung vi lượng và vi sinh vật cho đất. Bà con bón lót cho lúa, cho cây, Địa Long sẽ giải độc hữu cơ, giải độc ngộ độc phèn, giúp bộ rễ tăng gấp 3 lần ruộng đối chứng, cây cứng cáp, ít sâu bệnh, đạt năng suất cao vì trong thành phần của Địa Long có đủ khoáng mà cây có nhu cầu. Phân bón Địa Long là một sản phẩm đặt biệt được tổng hợp từ các khoáng mỏ, khoáng chất mà cây có nhu cầu. Ngoài ra, còn có các thành phần vi lượng như: tro núi lửa, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải Cellulose, vi sinh vật phân giải lân khó tan và một số các thành phần khoáng chất có ích khác. Cung cấp đầy đủ, cân đối các khoáng chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh. Trung hòa chuyển hóa các axit hữu cơ trong cây. Kích thích ra hoa đậu trái đồng loạt, chống rụng hoa, rụng trái, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn. Cải tạo đất, cân bằng độ pH đất, đưa đất, nước về trung tính, tiêu diệt nấm  phytophthora và tuyến trùng. Làm giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất. Phân bón Địa Long đã trẻ hóa cây cà phê tỉnh Đăk Lăk, dập tắt dịch bệnh trên cây hồ tiêu, bệnh chết nhanh, chết chậm (tiêu điên) tại tỉnh Gia Lai và nhiều nơi khác. Trị bệnh khô cành, thối rễ cây thanh long ở Bình Thuận, Long An; bệnh cây cam vàng lá, già cỗi kém phát triển ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. Làm tăng năng suất và chất lượng lúa ở Sóc Trăng, Kiên Giang, Long An và cao su ở Đồng Nai. Phân bón Địa Long đã có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Xin cảm ơn ông!...
                                                                                                                          PHƯƠNG GIANG (THỰC HIỆN... )
Tin tức khác