Chi tiết bài viết

Bài đăng số Tết Giáp Ngọ 2014 Báo Nông nghiệp Việt Nam- HÃY TRẢ LẠI CHO ĐẤT

           Một nước có nền kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao phụ thuộc rất nhiều về nền nông nghiệp, vì ai cũng phải ăn. Nhờ có ăn con người trở nên khỏe mạnh, thông minh và mới thúc đẩy nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển cao hơn. Tuy nhiên, nói đến nông nghiệp người ta thường nghĩ đến vai trò hàng đầu của nó là SX lương thực.

           Để có nền nông nghiệp xanh

           Đáng ghi nhớ trong lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam trước năm 60 chúng ta còn thiếu lương thực trầm trọng, nhân dân chết đói vì thiếu lương thực, sau kháng chiến chống Pháp đội ngũ các nhà khoa học sử dụng hóa học làm phương tiện nghiên cứu phục vụ nông nghiệp, hóa học với nông nghiệp từ khi con người sử dụng phân khoáng trong trồng trọt. Hóa học đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng.

           Tuy nhiên, nếu việc sử dụng hóa học trên đồng ruộng thiếu khoa học sẽ làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch sẽ bị nhiễm độc, dư lượng thì thừa, vi lượng thì thiếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc.

Hiện nay, bà con nông dân chúng ta lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng quá nhiều. Do vậy, đã và đang làm thoái hóa đất, cạn kiệt dinh dưỡng, làm mất khả năng tính chất vật lý của đất, dẫn đến đất bạc màu, kiệt quệ. Nếu chúng ta bón dư đạm vào đất dẫn đến giảm Cu (đồng) trong cây. Nếu bón dư lân dẫn đến thiếu Zn (kẽm). Nếu bón dư Kali sẽ bị đồng hóa Mg và Bo. Nếu bón dư vôi thì dẫn đến tình trạng giảm Fe và Mangan làm cây mất đề kháng, gây ô nhiễm đất và nước làm lãng phí tiền của nhân dân và xã hội.

           Ở nước ta do tính chất địa chất và điều kiện hình thành đất khác nhau nên tạo ra nhiều loại đất khác nhau. Nhưng mỗi loại đất đều chứa đựng trong đó tất cả các nguyên tố hóa học cần cho đời sống cây trồng, một gram đất bất kỳ nào cũng đều chưa ít nhất trên 30 nguyên tố hóa học. Bà con chúng ta canh tác hàng trăm năm nay nhưng không bổ sung các khoáng chất cho đất, làm đất nghèo dinh dưỡng, cây mất đề kháng, sâu bệnh hoành hành dẫn đến cây chết nhanh, chết chậm, kém cho hoa đậu quả. Bà con hãy bảo vệ môi trường và tự bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta. Hãy sử dụng phân hữu cơ vi sinh và bón phân cho cân đối thì mới có nền nông nghiệp sạch, bền vững.

        Khác biệt của phân bón Địa Long

       Chúng tôi xin giới thiệu một số loại phân để cải tạo lại đất và bổ sung cho đất các khoáng chất mà cây có nhu cầu khi cây hấp thụ đủ dinh dưỡng thì cây sẽ tự đề kháng sâu bệnh.

        Phân bón Địa Long là một số khoáng chất luôn có trong thành phần khoáng của cây nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh lý và phát triển của cây. Về mặt giải phẫu Phân bón Địa Long sẽ làm ổn định màng tế bào. Về mặt sinh lý được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây. Ngăn chặn sự hút thừa các ion độc tố đối với cây, giúp cây đồng hóa nitrat. Cây đã được quá trình trao đổi chất sẽ phát triển mạnh và bền vững, tăng tuổi thọ. Phân bón Địa Long phân chia tế bào tạo thành chất béo, cho nên lượng đường trong củ quả rất cao, giúp cây trồng vượt khó và bổ sung các vi lượng, tạo điều kiện cho hoa trái thơm ngon.

        Phân bón Địa Long đã làm trẻ hóa cây Cà phê tỉnh Đắk lắk. Cứu cánh dịch bệnh trên cây hồ tiêu, bệnh chết nhanh, chết chậm (tiêu điên) tại Hiệp hội tiêu ở Chư Sê. Bệnh cây cam vàng lá, già cỗi kém phát triển ở huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình. Rau màu, lúa tại xã Liêm Trung, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Lúa, cao su ở tỉnh Đồng Nai. Cây thanh long ở Bình Thuận và nhiều tỉnh khác trên cả nước. Khi bón đầy đủ các khoáng chất cây sẽ có sức đề kháng sâu bệnh cao, đậu trái nhiều, cho tăng năng suất và chất lượng vượt trội.

        Để đất khỏi bị kiệt quệ các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp của Phân bón Địa Long đưa ra lời khuyên cần phải bón đầy đủ  các khoáng chất như: MgO, CaCo3, K2SO4, P2O5, K2, NO3, NH4, chất hữu cơ, tro núi lửa  và nhiều thành phần khác, nhằm trả lại cho đất các khoáng chất mà cây đã lấy đi theo sản phẩm thu họach, cũng như các yếu tố bị mất đi qua quá trình rửa trôi và bay hơi.

         Vi sinh vật luôn là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất. Vai trò của vi sinh vật (VSV) có thể nói trong 1gram đất có hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ tế bào VSV. Trong đất, VSV có khả năng sinh sản rất lớn và luôn tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa phức tạp trong đất. Khoáng hóa hợp chất hữu cơ tổng hợp, đây là chức năng quan trọng nhất của VSV.

         Trong mỗi loại đất có một tỷ lệ rất lớn chất hữu cơ do rơm rạ, than bùn, cỏ rác nhờ VSV qua quá trình chuyển hóa từ hữu cơ sang vô cơ để tạo thành cơ thể của chúng. Mùn và xác VSV là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng rất tốt và dễ dàng để lại cho thế hệ sau khoáng hóa. Đất bị nhiễm phèn cao, bị nhiễm mặn, bị ngộ độc thì VSV không tồn tại. Bón Địa Long là để cải tạo lại môi trường đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc đạm và ngộ độc hóa chất…trả lại mội trường sinh thái.

           Hiệu quả thực tế

           Một số ý kiến của nhà khoa học và các nhà tiêu dùng tại hội nghị trao Dấu Hiệu sản phẩm vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013 và hội thảo khoa học “Chống hàng nhái, giả bảo vệ thương hiệu và bảo vệ người tiêu dùng” tại Văn phòng Quốc hội (Vụ công tác phía Nam tại TP.HCM) nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cho biết: Ông đã sử dụng Phân bón Địa Long cho vườn bưởi nhà mình cho thấy có kết quả vượt trội hơn hẳn. Cây cho hoa, trái năng suất và chất lượng thơm ngon hơn so với những cây không bón phân Địa Long. Ngoài ra, ông cũng dùng Phân bón Địa Long để cải tạo ao cá trong vườn, kết quả rất tốt, không còn bị ô nhiễm.

Ông còn đề nghị ông Dương Hùng Đỗ, Tổng Giám Đốc Cty CP Khai thác khoáng sản và Xây dựng Miền Nam tiếp tục phát triển SX rộng rãi, quảng bá với bà con nông dân biết để sử dụng.

          Ngoài ra, Phân Bón Địa Long còn được GSTS Võ Tòng Xuân khảo nghiệm trên cây lúa ở các huyện Đức Hòa, Đức Huệ tỉnh Long An và một số cây kiểng cho thấy cây lúa mọc trên đất phèn vẫn phát triển rất mạnh.

          Hiệp hội tiêu Chư Sê ứng dụng và khảo nghiệm tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai cứu được rất nhiều nhà vườn bị bệnh dịch trên cây bởi tiêu chết nhanh, chết chậm và đã ngăn chặn được bệnh dịch. Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội tiêu Chư sê nói: “Cái lạ là các nhà vườn nào đã sử dụng Phân bón Địa Long trong thời gian qua đã 2 năm liên tiếp không xảy ra các bệnh trên chết nhanh, chết chậm và tiêu điên”. Ông đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này và cho ứng dụng trên cả nước.

          Ông Nguyễn Minh Chữ, nguyên Trung tướng Phó Tư lệnh quân khu 9 đã thử nghiệm trên cây cao su cho thấy cây tăng trưởng rất nhanh, và một số các loại cây hoa kiểng cho thấy Địa Long vuợt trội hơn các loại phân khác.

           Sản phẩm Phân Bón Địa Long đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín như Bông Lúa Vàng Việt Nam, Cúp vàng Đông Nam Á (2012), Cúp thương hiệu uy tín (2013), Cúp sản phẩm vàng Thương hiệu Việt hội nhập WTO, Top 100 thương hiệu – nhãn hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng cao. Dịch vụ chất lượng hoàn hảo năm 2013 và nhiều bằng khen có giá trị khác.

            Kỹ sư DƯƠNG HÙNG ĐỖ

Ảnh:

    

        Ông Dương Hùng Đỗ nhận giải Doanh nhân trí thức, thành đạt năm 2013

Ông Dương Hùng Đỗ đi khảo sát thực tế tại đồng ruộng

Tác giả lặn lội khắp các vườn tiêu ở Tây Nguyên để giúp bà con nông dân

Tin tức khác